Những điều kiện để giáo viên được dạy thêm

Thông tin này được đăng tải trên báo Sức khỏe Đời sống ngyaf 9/2/2025. Bài viết có tiêu đề: “Điều kiện để giáo viên được dạy thêm”. Nội dung cụ thể như sau:

Vài ngày nữa, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Hoạt động dạy thêm giúp giáo viên cải thiện nguồn thu nhập nhưng dạy thêm thế nào là đúng quy định là vấn đề được thầy cô quan tâm.

Những trường hợp giáo viên không được dạy thêm

Tại Điều 4, Thông tư 29/2024/TT-BGDDT quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:

– Không tổ chức dạy thêm học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường cần điều kiện gì?

Theo nội dung khoản 1, Điều, 80 Nghị định 01/2021, pháp luật không cấm giáo viên thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, khoản 3, Điều 4, Thông tư 29/2024 quy định, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

Điều 6, Thông tư 29/2024 quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh, ngoài đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật còn phải công khai thông tin môn học tổ chức dạy thêm.

Cùng với đó, tổ chức hoặc cá nhân dạy thêm bắt buộc công khai số lượng dạy thêm với từng môn theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm ngoài nhà trường cần đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Đồng thời, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Những nguyên tắc dạy thêm giáo viên cần phải nhớ

Theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, nguyên tắc dạy thêm giáo viên cần phải nhớ gồm:

– Dạy thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên có nhu cầu, tự nguyện và được cha mẹ/người giám hộ đồng ý.

– Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

– Nội dung dạy thêm không trái luật Việt Nam, không mang định kiến sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội; không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục để đưa vào dạy thêm.

– Phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, không ảnh hưởng tổ chức chương trình giáo dục của nhà trường, thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

– Thời lượng, thời gian, địa điểm, hình thức dạy thêm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe, phòng cháy, chữa cháy tại nơi tổ chức lớp dạy thêm.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Tình trạng nhiều giáo viên ngưng dạy thêm từ tháng 2/2025

Thông tin được đăng trên báo Tuổi trẻ online như sau: Con chị Thắm năm nay đang học lớp 9. “Lúc đầu con tôi học thêm môn văn với một giáo viên ở quận 1. Cháu nhận xét cô giáo này dạy văn theo kiểu truyền cảm hứng, cháu thấy môn văn dễ hiểu và viết văn tiến bộ hơn hẳn. Vậy nhưng không hiểu sao thầy giáo chủ nhiệm thường xuyên mang bài làm của cháu ra chê trước lớp. Các bài kiểm tra của con tôi cũng thường bị điểm thấp.

Tôi gọi điện cho thầy để trao đổi thì thầy nói cách làm bài của cháu không ổn, cách dạy của thầy theo định hướng khác. Sau khi suy nghĩ, tôi yêu cầu con nghỉ học với cô giáo ở quận 1 để học thêm với thầy chủ nhiệm. Con tôi chê thầy dạy buồn ngủ, nhưng từ khi học thêm với thầy thì điểm kiểm tra của cháu cải thiện hẳn”.

Gia đình chị Thắm chưa kịp vui mừng thì cô giáo dạy toán của con chị cũng ngưng dạy thêm. “Cô nói chỉ dạy đến 9-2 thôi, chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM xem như thế nào. 

Thật lòng tôi rất bức xúc với việc giáo viên ép học sinh đi học thêm với mình. Nhưng Bộ GD-ĐT phải cho phụ huynh chúng tôi được quyền lựa chọn giáo viên để gửi con mình đến học thêm chứ.

Cô giáo dạy toán trong trường chính khóa của tôi là giáo viên giỏi của quận. Năm nay, lớp của con tôi may mắn được học cô. Mà con tôi đã học thêm từ lớp 8 với cô vì cháu có ý định thi vào lớp 10 chuyên toán. Giờ chỉ còn vài tháng nữa là thi lớp 10, tôi biết tìm giáo viên ở đâu cho con, chưa kể tìm được nhưng không biết cháu học có hợp không nữa”.

Tương tự, chị Hương (nhà ở quận Phú Nhuận) kể rằng con chị rất thích cách dạy của giáo viên môn khoa học tự nhiên ở trường THCS. “Nhờ thầy mà con tôi yêu thích và đam mê môn khoa học tự nhiên. Cháu đòi mẹ cho đi học thêm môn này.

Nhưng khi tôi hỏi thì thầy từ chối vì thầy không mở lớp dạy thêm. Con tôi lại một mực khẳng định chỉ học với thầy này chứ không học với giáo viên khác. Thế là tôi phải năn nỉ, thuyết phục, cuối cùng thầy cũng đồng ý dạy kèm cho một nhóm 3 học sinh (trong đó có con tôi).

Việc tôi thuyết phục được thầy dạy thêm được xem là một “kỳ tích” đối với giáo viên trong trường vì xưa giờ thầy dạy xong là dành thời gian cho gia đình chứ không dạy thêm. Công sức của tôi thuyết phục thầy mà giờ Bộ GD-ĐT cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh ở lớp chính khóa là chưa phù hợp.

Xét cho cùng, dạy thêm – học thêm là một loại dịch vụ. Tôi bỏ tiền ra cho con đi học thêm mà không được chọn giáo viên thì bất công quá” – chị Hương nêu ý kiến.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *