Công an Hà Nội vừa công bố danh sách phạt nguội: Gần 700 phương tiện dưới đây đến làm việc và nộp phạt theo quy định

Hệ thống camera giám sát giao thông TP Hà Nội đã phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 700 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô trong tháng 12/2024.

Báo Market Times ngày 17/01 đưa thông tin với tiêu đề: “Công an Hà Nội vừa công bố danh sách phạt nguội: Gần 700 phương tiện dưới đây đến làm việc và nộp phạt theo quy định” cùng nội dung như sau: 

Ngày 16/1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội công bố danh sách 690 phương tiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ ngày 1/12/2024 đến ngày 31/12/2024 được ghi nhận qua camera giám sát trên các tuyến đường tại Thủ đô với các lỗi chủ yếu gồm: Ngược chiều, sai làn, quá tốc độ, đường cấm, dừng đỗ sai quy định, không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông…

Về cuối năm, nhu cầu đi lại tăng cao. So với tháng 11, lượng xe vi phạm tại Hà Nội trong tháng 12 cũng tăng lên đáng kể.

Tài xế có thể tra cứu thông tin qua Cổng thông tin điện tử của Cục CSGT bằng cách truy cập vào địa chỉ https://www.csgt.vn rồi điền đầy đủ biển kiểm soát phương tiện vào phần “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh”. Lúc này, tài xế sẽ được cung cấp đầy đủ các chi tiết liên quan đến vi phạm bao gồm: Biển số xe, thời gian và địa điểm vi phạm cùng với thông tin về cơ quan đã ghi nhận vi phạm.

Ngoài ra, chủ sở hữu hoặc người điều khiển xe có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan công an thông qua địa chỉ hoặc số điện thoại được cung cấp để xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm.

Các tài xế cũng có thể tra cứu thông báo phạt nguội thông qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam ( http://www.vr.org.vn/ ). Tài xế sẽ tra được thông báo phạt nguội qua mục tra cứu dữ liệu “Phương tiện xe cơ giới dành cho chủ sở hữu xe”.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, nếu xuất hiện khung màu đen chứa thông tin về việc xử lý vi phạm thì có nghĩa là chủ phương tiện hoặc người điều khiển chưa hoàn tất nghĩa vụ đóng phạt nguội, sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Dưới đây là thống kê đầy đủ các xe ô tô vi phạm luật giao thông từ phòng CSGT, Công An thành phố Hà Nội.

Khi đến nộp phạt nguội, nhân dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Đối với xe ô tô: Đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, giấy phép lái xe của người vi phạm, căn cước công dân của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 1 bản).

Đối với xe mô tô: Đăng ký xe, giấy phép lái xe của người vi phạm, căn cước công dân của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 1 bản).

Trước đó, báo Tuổi trẻ ngày 16/01 cũng có bài đăng với thông tin: “Vi phạm lỗi dưới đây, chủ xe ô tô sẽ bị phạt tới 150 triệu đồng”. Nội dung được báo đưa như sau:

Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Theo đó, một số lỗi vi phạm có mức xử phạt rất cao nhằm đảm bảo tính răn đe.

Các lỗi nào chủ xe có thể bị phạt tới 150 triệu đồng?

Đáng chú ý tại nghị định 168 quy định mức xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Cụ thể, phạt tiền từ 4-6 triệu đồng với cá nhân, 8-12 triệu đồng với tổ chức là chủ xe ô tô có hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt trên cũng áp dụng cho các hành vi tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe; lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cố ý can thiệp làm sai lệch chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường đã chạy của ô tô…

Mức phạt tiền trên tương tự với hành vi khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tài xế xe máy chở người 6 tuổi trở lên ngồi trước bị phạt từ 8-10 triệu đồngTài xế ô tô, xe máy không bật đèn sau 18h bị phạt bao nhiêu?Phạt 174.000 trường hợp vi phạm sau nửa tháng thi hành nghị định 168

Các hành vi thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng với cá nhân, 8-12 triệu đồng với tổ chức.

Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng với cá nhân, từ 32-36 triệu đồng với tổ chức là chủ xe ô tô có hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định tham gia giao thông; đi xe ô tô không gắn biển số…

Bên cạnh đó, hành vi không gắn biển số đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông bị phạt từ 20-26 triệu đồng với cá nhân, 40-52 triệu đồng với tổ chức là chủ xe ô tô.

Đặc biệt, tại nghị định quy định mức phạt tiền từ 65 – 75 triệu đồng với cá nhân, 130 – 150 triệu đồng với tổ chức là chủ xe ô tô khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hay trực tiếp điều khiển phương tiện mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của đường bộ trên 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hay trực tiếp điều khiển phương tiện (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.

Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.

Mức phạt trên cũng áp dụng với hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động.

Hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ container trên xe.

Các lỗi bị phạt 30-70 triệu đồng với tài xế ô tô

Tại nghị định 168 cũng quy định tài xế ô tô vi phạm một số lỗi sẽ bị phạt 30 – 40 triệu đồng.

Cụ thể, điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ.

Tài xế vi phạm các lỗi này còn bị tước quyền sử dụng bằng lái từ 22 – 24 tháng.

Với lỗi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định cũng bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng.

Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng với tài xế ô tô thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ.

Cùng với đó, bị tước quyền sử dụng bằng lái 10 – 12 tháng và nếu tái phạm sẽ bị tịch thu phương tiện.

Với tài xế ô tô thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ mà gây tai nạn sẽ bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng và tước bằng lái 22 – 24 tháng.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *