Sự việc đau lòng khi người phụ nữ tại tỉnh Bình Dương ép, để người tình hiếp dâm nữ sinh 12 tuổi, là con gái của bà.
Thông tin mới vụ mẹ ruột giúp người tình xâm hại con gái ruột 10 tuổi

Ngày 12-12, Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với người phụ nữ ép, để người tình hiếp dâm con gái 12 tuổi.

Lê Thị H., 40 tuổi, quê tỉnh Đắk Lắk, là người mẹ của nữ sinh và Nguyễn Thanh H., 37 tuổi, quê Đồng Nai, bị bắt để điều tra về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Nạn nhân là em L.Q.A., 12 tuổi, là nữ sinh một trường THCS trên địa bàn phường Tân Vĩnh Hiệp, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Theo điều tra ban đầu, em L.Q.A. sống chung với mẹ và “cha dượng” tại phường Tân Vĩnh Hiệp, TP Tân Uyên từ nhỏ.

Người mẹ vô nhân tính giúp người tình hãm hiếp con gái ruột suốt 3 năm – Saostar.vn

Từ năm lớp 1, em L.Q.A. đã bị “cha dượng” sờ mó vào các vùng nhạy cảm. Người mẹ của em không những không ngăn cản mà còn ép con gái phải để cho “cha dượng” sờ mó “thì nhà mới có tiền”.

Thời gian gần đây, “cha dượng” không chỉ nhiều lần sờ mó mà còn bắt đầu cho em L.Q.A. xem “phim người lớn”.

Đỉnh điểm là từ tháng 11-2024 đến nay, người mẹ và “cha dượng” còn ép em L.Q.A. phải quan hệ tình dục. Có lần em L.Q.A. phản kháng thì người mẹ còn giữ chặt, dùng tay bịt miệng để ép con gái.

Sự việc chỉ vỡ lở khi em L.Q.A. kể với bạn học cùng lớp. Sau đó giáo viên đã tố cáo tới cơ quan công an.

Bước đầu, cả hai bị can đều thừa nhận hành vi đã xâm hại em L.Q.A.

Vụ án đang tiếp tục được làm rõ.
Sự ra đi đột ngột của ông đã để lại nhiều thương tiếc cho đồng nghiệp, khán giả và các thế hệ học trò đã được ông dìu dắt.

Từ trái sang: Đạo diễn Thanh Thương, NSƯT Trung Phan và NSND Trịnh KIm Chi trong ngày tốt nghiệp

PGS TS Phan Bích Hà – nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM – cho biết NSƯT họa sĩ Trung Phan, nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố, đã qua đời lúc 17 giờ 58 phút ngày 14-12 tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội. Hưởng thọ 65 tuổi.

Con gái của ông – Nguyễn Thùy Trang cho PV báo Người Lao Động biết cách đây 2 tuần bố của cô được đưa vào bệnh viện điều trị do bị xuất huyết não. Dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do sức khỏe của NSƯT Trung Phan quá yếu, ông đã qua đời trong niềm thương tiếc của gia đình.

NSƯT Trung Phan tên thật Nguyễn Trung Phan, sinh 1960 tại Hà Nội, ông đã tốt nghiệp các trường Mỹ thuật và Trường Đại học – Điện ảnh Hà Nội. Từ 1987 ông công tác tại Hãng phim Truyện Việt Nam.

Từ 1991 ông về công tác tại Trường Điện ảnh TP HCM. Sau khi làm phó họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho hai bộ phim: “Truyện cô gái trên song” và “Vợ và người tình”, ông trở thành họa sĩ chính của các phim: “Chuyện tình thời Siđa”, “Thời đại đàn bà con gái”, “Trái tim lỡ hẹn”, “Vua bia”, “Đồng tiền xương máu”…

xem thêm

NSƯT Trung Phan và đạo diễn Trần Ngọc Phong

Trong sự nghiệp nghệ thuật, NSƯT Trung Phan được giới chuyên môn đánh giá là người cần mẫn, thích tìm tòi, khám phá những cái mới cho nghề thiết kế sân khấu và điện ảnh.

“Ngoài tài năng thiết kế mỹ thuật ông còn là người thầy mẫu mực, hết lòng trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Từ khi giữ cương vị hiệu phó, ông tích cực tham gia cải tiến giáo trình giảng dạy môn mỹ thuật, đề xuất kịp thời những kế hoạch để nâng cao, đổi mới công tác giảng dạy đi đôi với thực hành, mang lại hiệu quả cho công tác giảng dạy thế hệ trẻ tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM” – PGS TS Phan Bích Hà xúc động nhắc lại khi nói lời chia biệt với một đồng nghiệp, một nghệ sĩ đã tận tụy với nghề.

NSND Trịnh Kim Chi – Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM – đã chia sẻ: “Tôi là học trò của thầy Trung Phan. Ngoài việc giảng dạy môn mỹ thuật cho lớp chúng tôi, ông còn là chủ nhiệm lớp đại học đại diễn K1. Ông đã dìu dắt, chỉ dẫn tận tâm, và hết lòng yêu thương chúng tôi. Thông tin thầy qua đời đã khiến lớp tôi rất đau buồn” – NSND Trịnh Kim Chi xúc động nói.

Tang lễ của họa sĩ NSƯT Trung Phan sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viên Hữu nghị Việt Xô. Trên trang cá nhân của các văn nghệ sĩ tại TP HCM và Hà Nội, nhiều học trò của ông đã viết những lời chia buồn sâu sắc, ghi nhớ công lao đóng góp của ông cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *