Thật sự quá thương tâm và đau lòng. Một bạn học cùng lớp vừa qua đời vì tai nạn giao thông hôm trước, hôm sau em học sinh đi viếng bạn lại bị xe cán không qua khỏi trên cùng một cung đường. 2 em là học sinh cùng lớp với nhau!
Thông tin này là hoàn toàn chính xác đã được báo chí chính thống đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, khoảng 10h52 ngày 19/12 tại Km 77+100 QL3 thuộc xóm 7 Xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến một học sinh lớp 11 t/ử v/o/ng tại chỗ.
Khu vực xảy ra vụ tai nạn thương tâm, ảnh: BGT
Theo thông tin từ cơ quan công an, thời điểm trên, xe máy BKS 20AA-130.xx do em Trần V.H (SN 2/10/2008 ở TP Thái Nguyên) điều khiển va chạm với ô tô con BKS 20A-099.45 do anh Chu Văn Th (SN 1960) khiến em H ngã xuống đường.
Đúng lúc này, xe đầu kéo BKS 20C-10358 kéo sơ-mi rơ-moóc BKS 20R-01420 do Phạm Văn T (SN 1978 ở Đại Từ, Thái Nguyên) điều khiển hướng từ huyện Phú Lương về TP Thái Nguyên đi tới, cán qua người em H khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Liên quan đến sự việc, Báo Thái Nguyên cũng thông tin, H. gặp tai nạn khi đang trên đường đi viếng bạn học cùng lớp – cũng mới t/ử v/o/ng một ngày trước đó do tai nạn giao thông về. Cụ thể, trước đó 1 ngày (vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 18-12), tại Km6, tuyến Quốc lộ 3, thuộc địa phận xóm 6, xã Sơn Cẩm, cũng xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 học sinh – chính là bạn học cùng lớp với H – qua đời
Chiều 19/12, cả Trường THPT Khánh Hòa (Thái Nguyên) chìm trong không khí u buồn và xót xa. Chỉ trong 2 ngày (18 và 19/12), 2 học sinh của trường đã ra đi mãi mãi vì tai nạn giao thông.
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Khánh Hòa cho biết, cả 2 học sinh trên đều ở lớp 11A8 của trường này.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, ảnh: VNN
“Hôm qua, vụ tai nạn xảy ra khiến em Nguyễn Tâm B. t/ử v/o/n/g, nhà trường đã tổ chức thăm hỏi và động viên gia đình. Đến hôm nay, tiếp tục một sự việc xảy ra, khiến chúng tôi rất đau buồn”, thầy Bắc chia sẻ.
Thầy Bắc cho biết, Nguyễn Tâm B. là học sinh giỏi của lớp, nên được rất nhiều bạn quý mến. Ngay sau khi tan học, một số học sinh của lớp 11A8 đến nhà bạn B. thăm viếng, trên đường đi thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
“Sáng 19/12, nhà trường thành lập đoàn đi thăm viếng và chia buồn với gia đình nhà em Nguyễn Tâm B. Còn một số học sinh lớp 11A8 rủ nhau đi sau”, thầy Bắc chia sẻ.
Được biết, trên tuyến quốc lộ 3, mỗi ngày có rất nhiều phương tiện di chuyển, đặc biệt là những xe có trọng tải lớn, khiến học sinh khó khăn, dễ gặp nguy hiểm mỗi khi sang đường.
Hiện lực lượng chức năng tiếp tục điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn trên. Nhiều người dân phản ánh khu vực này có lưu lượng phương tiện, nhất là xe tải trọng lớn, di chuyển rất nhiều. Nếu người tham gia giao thông không chú ý quan sát thì rất dễ xảy ra va quệt, tai nạn giao thông
Ảnh minh họa, nguồn: DSD
Những Lưu Ý Cần Giáo Dục Học Sinh Khi Tham Gia Giao Thông Trên Những Cung Đường Đông Xe Để Tránh Tai Nạn
Tham gia giao thông trên những cung đường đông đúc, đặc biệt với nhiều xe tải, ô tô, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, đặc biệt với học sinh – đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn, việc giáo dục học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản về giao thông là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý cần thiết giúp các em tránh tai nạn khi di chuyển trên những cung đường nhiều xe.
1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông
Trước tiên, cần giáo dục học sinh hiểu rằng việc tuân thủ luật giao thông không chỉ bảo vệ bản thân mà còn đảm bảo an toàn cho người khác. Các em cần nhận thức được rằng việc vượt đèn đỏ, không đi đúng làn đường hay băng qua đường không đúng nơi quy định có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
2. Học cách nhận biết và sử dụng đúng vạch qua đường
Học sinh cần được hướng dẫn chỉ băng qua đường tại những nơi có vạch kẻ hoặc cầu vượt dành cho người đi bộ. Khi qua đường, các em phải quan sát kỹ cả hai phía, đợi các phương tiện dừng lại hoặc khoảng cách đủ an toàn mới di chuyển.
3. Trang bị kỹ năng quan sát và dự đoán tình huống
Trên những con đường đông xe, khả năng quan sát và dự đoán tình huống là vô cùng quan trọng. Học sinh cần biết cách nhận diện những điểm mù của xe tải, xe buýt để tránh đứng hoặc di chuyển gần những khu vực này. Đồng thời, các em cần được dạy cách giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện lớn và tránh chạy, đùa nghịch khi di chuyển trên đường.
4. Tuân thủ quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe máy
Đối với học sinh sử dụng xe đạp điện hoặc xe máy, việc đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc. Phụ huynh và nhà trường cần nhắc nhở các em không chỉ đội mũ mà còn phải thắt dây đúng cách để đảm bảo an toàn khi có va chạm.
5. Sử dụng xe đạp đúng cách
Với học sinh đi xe đạp, cần giáo dục các em không đi hàng ngang, không lạng lách, không nghe nhạc hoặc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện. Đồng thời, các em nên đi sát lề đường bên phải và chú ý tín hiệu từ các phương tiện khác.