Tưởng con ho, mũi bình thường, đi viện mới biết nhiễm virus RSV ‘đáng sợ’: Triệu chứng cần cho bé đi viện gấp

Thứ hai là để chia sẻ kinh nghiệm ‘thực chiến’ vì chính mình vừa trải qua cảnh chăm con RSV đây, con mình 10 tháng.

Đêm chủ nhật tuần trước, con bắt đầu có hiện tượng ho từng cơn, ho gằn giọng không ngủ được, 1 đêm tầm 2 -3 cơn như vậy. Kết hợp với nước mũi rất nhiều, cứ tầm 1 tiếng mình lại hút cho con mà nước mũi cứ đầy lên.

Con không sốt, chỉ có ho với mũi như vậy nên mình nghĩ là bị viêm mũi họng như mọi lần nhưng mình cẩn thận nên đã cho con đi khám ngay sáng hôm sau với hy vọng đi khám sớm thì không phải dùng kháng sinh. Vì tháng này con dùng kháng sinh quá nhiều rồi.

Vậy mà ai ngờ, đi khám bác sĩ soi mũi họng con bác bảo: Hiện tượng này không phải do vi khuẩn gây viêm mà có lẽ do virus nên bác cho con làm test nhanh cúm, covid và RSV (vì đang có dịch này rất nhiều bé bị).

hình ảnh

Con test nhanh RSV lên bạch đỏ chót các mẹ ạ

Que test lên 2 vạch đỏ chót, con được lấy máu xét nghiệm một lần nữa khẳng định RSV rồi.

Bác sĩ nói với mình: Con virus này rất mạnh vì nó gây viêm phổi cực nhanh. Hiện tại bác nghe phổi bé bình thường nhưng mẹ phải theo dõi kĩ bất cứ khi nào thấy con thở rít, rút lõm ngực báo bác ngay.

Mẹ lại sắp xếp hàng lý cho con nhập viện mà trong lòng vừa buồn vừa tủi vô cùng. Con vừa trải qua đợt cúm A, sau đó nhiễm khuẩn đường ruột và giờ lại là RSV. Cả con và mẹ đều không có 1 ngày nào được nghỉ ngơi, ngày nào cũng thuốc, cũng hút mũi và khóc mếu cùng nhau.

Ở nhà thấy mình đã khổ lắm rồi nhưng vào viện thì thấy mình vẫn còn may mắn lắm các mẹ ạ. Bé nhà mình may mắn là đi khám sớm, điều trị sớm nên đến hôm nay hơn 1 tuần con đã bắt đầu ổn. Ở viện, mình đã chứng kiến nhiều bé bị viêm phổi nặng, cấp cứu vì virus RSV đấy mọi người ạ.

Hiện tại rất nhiều bé đang nhiễm virus này điều trị ở Bệnh viện Nhi. Đáng nói là các triệu chứng của nó cũng rất giống cảm, ốm thông thường của các bé (như con mình ở trên ấy) nên không test hay xét nghiệm luôn thì thường không biết được đâu. Đến khi con sốt cao, thở rít thì con virus đã đi đến phổi rồi.

Hiện nay, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, số ca mắc virus hợp bào hô hấp RSV đang gia tăng, nhất là ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền thì bệnh còn diễn biến nặng.

hình ảnh

RSV gây viêm phổi ở trẻ, ảnh: DSA

Từ đầu năm 2023 đến ngày 5/3/2023, tổng số ca nhiễm RSV ghi nhận ở bệnh viện Nhi là 1.025 trường hợp. Chỉ tính riêng từ 1/3-5/3 có tới 157 ca đến viện.

Các bác sĩ cho biết, virus RSV là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Nhất là thời điểm giao mùa (từ tháng 10 đến tháng 3), thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, rất thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển và hoạt động mạnh, trong đó đứng đầu là vi rút hợp bào hô hấp.

Loại virus này nguy hiểm nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi vì nó dễ gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp. Đặc biệt, khi trẻ nhiễm virus có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, hen suyễn, suy phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi,..Ở trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở rất nguy hiểm nên cần được theo dõi thật kĩ.

Trẻ khi bị nhiễm virus RSV có thể sau khoảng 2 – 8 ngày mới có triệu chứng. Khi virus RSV đi vào đường hô hấp trên của trẻ (mũi, họng) sẽ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh, cụ thể như: Sổ mũi, nghẹt mũi; Ho, đau họng nhẹ, sau đó ho nặng, ho dữ dội hơn; Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, thở có tiếng rít; Trẻ sẽ sốt lúc bắt đầu bệnh, có thể sốt cao trong những ngày tiếp thoe nhưng sốt cao không có nghĩa là bệnh nặng hơn; Hay cáu, quấy khóc nhiều hơn; Mệt mỏi, lờ đờ, ngủ không ngon giấc; Bú kém hoặc bỏ ăn…

hình ảnh

Triệu chứng ban đầu giống như cảm lạnh, ảnh: KDSD

Đang trong thời điểm dịch bệnh nên các bác sĩ khuyến cáo, khi bố mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu trên thì cần đưa bé đến ngay cơ sơ y tế có chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm RSV sẽ giảm bớt biến chứng nghiêm trọng, giúp trẻ được an toàn hơn. Tuyệt đối không để trẻ ở nhà, suy đoán bệnh theo tin mạng xã hội hoặc nghe ai đó mách cách này cách khác để chữa trị kẻo khiến con gặp nguy hiểm.

Làm sao để trẻ không nhiễm RSV

Đây là loại virus có đường lây nhiễm tương tự covid 19. Virus này có thể tồn tại trên bề mặt của đồ vật như quần áo hơn 6 giờ. Nó cũng có thể sống trên bàn tay đến hơn 1 giờ. Nên đường lây nhiễm chủ yếu được xác định là: do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như bắt tay, ho hoặc hắt hơi; Tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có chứa virus như quần áo, đồ chơi, vật dụng của trẻ hoặc người bị bệnh bằng cách chạm và cho đồ vật vào miệng.

Để phòng bệnh cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo thực hiện 2 điều.

Thứ nhất, phải bảo vệ trẻ bằng cách cho mặc đủ ấm khi trời mưa, trở lạnh; trời nóng thì sử dụng quạt hay điều hòa ở nhiệt độ thích hợp.

Thứ hai, giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn; hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người; tăng cường dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, giữ ấm, tránh tiếp xúc với người ốm…

Ngoài ra, bố mẹ hay người chăm sóc cần chú ý

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến 2 tuổi.

– Ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng; thêm các thức ăn có các vi khoáng chất và vitamin như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

– Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/tuong-con-ho-mui-binh-thuong-di-vien-moi-biet-nhiem-virus-rsv-dang-so-bv-nhi-da-nhan-hon-1000-ca

Xem thêm: Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh thường lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn của bác sĩ Dũng khi chăm sóc trẻ bị cúm.

– Hạ sốt cho trẻ: Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, cha mẹ nên đo nhiệt độ ở nách cho trẻ bằng nhiệt kế điện tử. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì cho trẻ nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát, nới rộng quần áo cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước hoa quả (nước dừa, dưa, cam…). Có thể chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được). Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, với liều 10 – 15mg/kg cân nặng. Cách 4 – 6 giờ một lần.

“Nếu chăm sóc đúng cách thì phần lớn trẻ bị cúm chỉ cần chăm sóc ở nhà là bé sẽ đỡ và khỏi bệnh mà không cần đi viện” – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói

– Vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý: Trẻ mắc cúm thường có triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ho. Vì vậy, để giảm các triệu chứng này, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý ngày 2 – 3 lần. Sau khi vệ sinh cho trẻ cần giặt sạch khăn đã lau dịch mũi, rửa tay trẻ và tay người chăm sóc thật kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm thuốc ho thảo dược để giảm ho cho con.

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Trẻ mắc cúm sẽ rất mệt nên thường lười ăn, vì vậy cha mẹ cần chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như: Súp, cháo, sữa… Cha mẹ nhớ động viên con ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước. Đối với trẻ còn bú mẹ thì tăng cường bú mẹ. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thực phẩm thay vì chỉ ăn 1 loại trẻ thích. Đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ hấp thu dễ hơn, tránh nôn trớ.

– Phòng lây nhiễm chéo: Với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ nhiễm cúm với những trẻ khác để tránh lây nhiễm chéo. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ cách che mũi, miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn hoặc khăn giấy. Cho trẻ đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với trẻ khỏe mạnh. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng cần đeo khẩu trang để tránh nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác.

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không khí trong nhà phải đảm bảo không có khói thuốc lá, khói thuốc lào, khói bếp, bụi mốc… Hàng ngày, cha mẹ cũng nên mở cửa nhà để không khí trong nhà được lưu thông, tốt cho hệ hô hấp của trẻ.

– Tiêm vắc-xin phòng cúm: Với các đối tượng đặc biệt như trẻ em, hệ miễn dịch còn non nớt thì cha mẹ nên tiêm phòng cúm hàng năm cho con. Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có những biểu hiện sau: 

+ Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

+ Trẻ bị co giật.

+ Trẻ mệt lử, li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều. Bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh.

+ Trẻ khó thở, thở nhanh.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *