Tảo mộ là tập tục đẹp lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng người xưa cho rằng có những trường hợp không nên đi tảo mộ.
Tảo mộ là hoạt động thường diễn ra vào dịp Thanh minh và cuối năm. Tảo mộ là con cháu đi viếng mộ ông bà tổ tiên, người thân, thực hiện nghi thức cúng tại mộ, dọn dẹp sang sửa lại mộ phần. Đây là phong tục đẹp của nhiều địa phương. Thời trước chủ yếu tảo mộ dịp Thanh minh, tạ mộ dịp cuối năm. Tuy nhiên gần đây nhiều người cũng gọi dịp cuối năm là đi tảo mộ.
Theo kinh nghiệm của người xưa thì 7 đối tượng sau nên tránh đi tảo mộ:
Phụ nữ đang nuôi con bú hoặc trong thai kỳ
Những phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc nuôi con bú thì không nên đi tảo mộ bởi nghĩa địa lạnh lẽo, âm khí mạnh, phụ nữ nhóm này cơ thể yếu dễ nhiễm bệnh có thể gây hại cho mẹ và con. Do đó những người phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú mà i tảo mộ có thể ốm đau triền miền xui xẻo, trẻ sợ hãi quấy khóc, chậm phát triển. Địa hình nơi nghĩa trang nghĩa địa cũng thường không thuận lợi cho phụ nữ có thai nên có thể sơ sẩy trượt chân mà sinh non, sảy thai rồi từ đó lại nảy sinh nhiều điều dị nghị thêu dệt xui xẻo không tốt trong gia đình. Do đó tùy theo địa phương, phần mộ mà nhóm đối tượng này nên cân nhắc.
Phụ nữ mang thai cho con bú không nên đi tảo mộ
Phụ nữ trong kỳ kinh
Thời xưa quan niệm phụ nữ kỳ kinh là dơ bẩn không thích hợp cúng lễ. Còn theo tín ngưỡng dân gian máu kinh rất độc sẽ hại linh hồn. Vì thế phụ nữ trong kỳ kinh đi tảo mộ dễ bị quở trách.
Hơn nữa phụ nữ vào ngày này có thể cơ thể yếu, dễ bị tà khí xâm nhập vào cơ thể gây hại. Thế nên trong kỳ kinh phụ nữ không nên đi tảo mộ.
Người đang ốm yếu, đang điều trị bệnh
Những người ốm yếu tâm trạng và tinh thần có thể suy giảm nên không thích hợp tới những nơi âm khí nặng nề. Điều đó có thể ảnh hưởng xấu cho họ. Hơn nữa kih họ đang bị bệnh mà nhiễm âm khí, khói hương nghĩa địa có thể bệnh nặng hơn khó điều trị, đôi khi họ nghĩ tới cái chết nhiều hơn.
Người già người đang ốm yếu không nên ra nghĩa địa
Người già yếu
Người già từ 70 hoặc người già mà sức khỏe yếu đi lại khó khăn cũng không nên đi tảo mộ. Lý do vì sức khỏe yếu đi đứng không nhanh nhẹn, địa hình nghĩa trang có thể khiến họ ngã gây nguy hiểm. Hơn nữa âm khí nghĩa địa nặng mà người già thì dương khí đã giảm nên dễ bề ốm đau. Tuổi tác khi sau 70 cũng hay nghĩ về tổ tiên về cái chết nên việc đi tảo mộ có thể không mang lại điềm may mắn trong gia đình. Vì thế người già cũng nên ở nhà.
Phụ nữ để tang chồng chưa hết 3 năm
Phụ nữ trong giai đoạn chưa đoạn tang chồng mà đi tảo mộ dễ bị dị nghị. Vì thời xưa quan niệm mồ xanh cỏ thì mới tái giá. Nên nếu trong giai đoạn đó mà phụ nữ đi tảo mộ có thể bị nghi ngờ là mong mộ chồng xanh cỏ, mong nhanh đoạn tang để tái giá. Điều đó gây thị phi, khiến họ bị chỉ trích, đồng thời sẽ khó tái giá sau này. Nhưng thời nay quan niệm cũng có khác đi nên cũng tùy theo tình hình gia đình và quan niệm từng địa phương mà những người này có đi tảo mộ hay không. Có người thương nhớ chồng thì họ vẫn đi tảo mộ thắp hương thăm chồng là bình thường.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
Trẻ nhỏ chưa hiểu ý nghĩa việc này và sức khỏe yếu nên không nên tới nơi nghĩa địa âm u âm khí nặng nề dễ bị bắt bía. Hơn nữa trẻ có thể gây náo loạn ngoài nghĩa địa gây bất kính, hoặc gây ra tình huống phiền lụy trong buổi cúng lễ.
Con rể và con gái đã lấy chồng không đi tảo mộ
Theo quan niệm người xưa thì dâu là con rể khách, tức là chàng rể chỉ là khách. Việc cúng bái tổ tiên phải là do con trai và con dâu lo liệu. Việc cúng tế chủ tế phải là do con trai. Do đó thời xưa quan niệm con rể không đi tảo mộ. Tuy nhiên ngày nay với nhiều địa phương việc tảo mộ còn là giới thiệu với ông bà tổ tiên về thành viên mới như con dâu con rể, hơn nữa còn là để dâu rể biết mộ phần của dòng họ. Thế nên quan niệm này ngày nay cũng tùy thuộc theo từng gia đình và từng địa phương.