Breaking
NSƯT Tuấn Phong qua đờiCa sĩ, NSƯT Tuấn Phong sinh năm 1952 tại Hà Nội. Năm 1968, ông tham gia Hội thi tiếng hát giới trẻ Thủ đô Hà Nội và đoạt huy chương bạc với ca khúc Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng của nhạc sĩ Hoàng Vân. Năm 1972, Tuấn Phong quyết định hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong Đoàn ca múa nhân dân miền Nam. Những năm tháng chiến tranh, giọng ca của ông vang lên ở nhiều chiến trường ác liệt. Ông nổi tiếng nhờ thể hiện các ca khúc Chào em cô gái Lam Hồng, Tôi người lái xe, Dáng đứng Việt Nam… Từ năm 1978 đến 1984, nghệ sĩ Tuấn Phong học thanh nhạc tại Nhạc viện TPHCM. Ông từng công tác tại Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, sau đó chuyển sang Nhạc viện TPHCM. Ông giành giải nhì Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981 với bài hát Dấu chân phía trước. Năm 1996, Tuấn Phong được phong tặng danh hiệu NSƯT. Nam nghệ sĩ từng nói hát là lao động khổ sai. Khi hát, ông rút ruột ra để hát hết mình như con tằm nhả tơ. Ông cũng làm thơ, viết lời bình, làm MC, viết truyện. Tuấn Phong là một trong những giọng đọc thơ quen thuộc trên Đài truyền hình TPHCM (HTV). NSƯT Tuấn Phong được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và NSND Quốc Hương nâng đỡ trong suốt hành trình hoạt động âm nhạc. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu từng khẳng định: “Nếu Phạm Duy có Thái Thanh, Trịnh Công Sơn có Khánh Ly thì tôi có Tuấn Phong”. Năm 1972, Tuấn Phong quyết định hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong Đoàn ca múa nhân dân miền Nam. Những năm tháng chiến tranh, giọng ca của ông vang lên ở nhiều chiến trường ác liệt. Ông nổi tiếng nhờ thể hiện các ca khúc Chào em cô gái Lam Hồng, Tôi người lái xe, Dáng đứng Việt Nam… Từ năm 1978 đến 1984, nghệ sĩ Tuấn Phong học thanh nhạc tại Nhạc viện TPHCM. Ông từng công tác tại Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, sau đó chuyển sang Nhạc viện TPHCM. Ông giành giải nhì Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981 với bài hát Dấu chân phía trước.
22 Th11 2024, T6

CEO Phương Hằng báo tin buồn lớn,

Ngày 22-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty cổ phần Đại Nam, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xác nhận thông tin bà Nguyễn Phương Hằng hủy livestream (phát sóng trực tiếp) là chính xác.

Bà Phương Hằng ngưng livestream: Vì ‘lý do sức khỏe, muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình’

Trong văn bản đề ngày 22-11, bà Nguyễn Phương Hằng – phó tổng giám đốc Công ty Đại Nam, kiêm tổng giám đốc khu du lịch Đại Nam – thông báo đã quyết định sẽ không livestream trên tất cả các phương tiện truyền thông từ đây về sau.

Lý do ngưng livestream, theo bà Hằng vì “lý do sức khỏe và mong muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình”.

Đồng thời, bà Hằng cũng nói sẽ ủng hộ thêm người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại miền Trung số tiền 10 tỉ đồng. Trước đó, trong buổi livestream ngày 29-9, số tiền ủng hộ cho người dân bị thiên tai tại miền Bắc được công bố là 10 tỉ đồng.

Tổng số tiền mà Công ty Đại Nam và gia đình bà Hằng, ông Huỳnh Uy Dũng ủng hộ người dân bị thiên tai theo thông báo là hơn 25 tỉ đồng.

Tài khoản để nhận quyên góp từ thiện của Công ty Đại Nam mở tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng sẽ đóng lại, theo thông báo của công ty từ ngày 2-10 – Ảnh: B.S.

Khu du lịch Đại Nam cũng thông báo ngưng chương trình “Chung tay chung sức – Chung một tấm lòng” nhằm quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 vào các ngày 6-10, 13-10 và 20-10 như kế hoạch trước đó.

Tối 29-9, tại khu du lịch Đại Nam, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức giao lưu với hàng ngàn du khách, được livestream trên mạng xã hội.

Đây là lần livestream (phát sóng trực tiếp) đầu tiên của bà Hằng sau khi bà được ra tù vào ngày 19-9 (được giảm 3 tháng 5 ngày chấp hành án phạt tù). Việc livestream thông qua các mạng xã hội của khu du lịch Đại Nam.

Trong buổi livestream tối 29-9, xuất hiện trên sân khấu cùng bà Nguyễn Phương Hằng là ông Huỳnh Uy Dũng, chủ tịch Công ty cổ phần Đại Nam, đồng thời là chồng bà Hằng.

Bà Hằng chia sẻ sau khi ra tù trở về thì “được ôm mẹ tôi là hạnh phúc nhất, được quý vị yêu thương tôi là hạnh phúc nhất…”.

Trước đó, bà Hằng bị phạt tù 2 năm 9 tháng (theo bản án phúc thẩm) về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Bà Hằng bị phạt tù liên quan một số phát ngôn của bà trong các lần livestream trên mạng xã hội được các cơ quan pháp luật cáo buộc có vi phạm.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *